File:Phủ Biên Tạp Lục - Les archipels de Hoàng-sa et de Trường-sa selon les anciens ouvrages vietnamiens d’histoire et de géographie 04.jpg

Original file(500 × 814 pixels, file size: 175 KB, MIME type: image/jpeg)

Captions

Captions

A Nguyễn Lords period document illustrated in the South Vietnamese book "Les archipels de Hoàng-sa et de Trường-sa selon les anciens ouvrages vietnamiens d’histoire et de géographie".

Summary

edit
Description
English: A Nguyễn Lords period document illustrated in the South Vietnamese book "Les archipels de Hoàng-sa et de Trường-sa selon les anciens ouvrages vietnamiens d’histoire et de géographie".
Tiếng Việt: LỜI NGƯỜI DỊCH

Ngô Thời Sĩ đề lời bạt sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Ðôn có đoạn như sau :

Mùa đông năm Giáp Ngọ [1774], phụng theo ý chí cương quyết của Thánh nhân [Trịnh Sâm], tự làm tướng cầm quân, đánh lấy được thành [Phú Xuân], thu lại cõi đất đã bị mất hẳn, lại thống nhất đất nước. Mùa xuân năm Bính Thân [1776] Tướng công Quế Ðường [Lê Quý Ðôn] ta vâng mệnh làm Hiệp trấn phủ, kiêm coi việc quân. Mùa thu năm ấy khi đã về triều, có đưa sách này cho tôi coi. Trong sách này viết về hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam chép đủ sông, núi, thành ấp, ngạch lính, lệ thuế má, nhân tài, sản vật, cùng là việc họ Nguyễn đời nọ nối đời kia, đầu đuôi thay đổi về việc đánh dẹp, đóng quân, rõ ràng dễ biết như nhìn 5 ngón trên bàn tay.

Mấy câu ngắn ngủi nêu trên có thể tóm tắt được nội dung sách. Việc Lê Quý Ðôn phụ tá cho Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Thuận Hoá, Quảng Nam, rồi giữ chức Hiệp Trấn nơi này, công tác này được gói trọn trong 2 chữ Phủ Biên, tức chiêu phủ đất đai nơi biên thuỳ. Với tài học hơn người, lại giữ chức vụ quan trọng như vậy, nên Lê Quý Ðôn có dịp kinh lý tận nơi, đọc hết các tài liệu quan trọng, để trình bày đủ mọi vấn đề về xứ Ðàng Trong, công trình đồ sộ đó được tóm tắt một cách khiêm tốn với hai chữ Tạp Lục.

Riêng lời khen của Ngô Thời Sĩ về cuốn sách “ rõ ràng dễ biết như nhìn 5 ngón trên bàn tay ” thì không phải là ngoa ngôn ; nếu chịu khó tìm hiểu cho đến nơi đến chốn, thì người thời nay cũng có thể thấy được. Như đoạn chép về quần đảo Hoàng Sa, kể chuyện vào năm Càn Long thứ 18 [1753] nhà cầm quyền Trung Quốc tại đảo Hải Nam đã gửi văn thư trả lại 2 người lính của chúa Nguyễn đi thu lượm sản vật tại đảo này, bị bão dạt đến cảng Thanh Lan. Trong khi thuật lại, Lê Quý Ðôn đã dùng ngay những từ mà trong văn thư viên quan Trung Quốc dùng để làm bằng, ví như : dùng niên hiệu Càn Long thứ 18 của nhà Thanh, thay vì dùng niên hiệu Cảnh Hưng thứ 14 của vua Lê ; dùng Vạn Lý Trường Sa là tên người Trung Quốc xưa gọi để chỉ chung các quần đảo Hoàng Sa vả Trường Sa ; kế đến là địa danh hải cảng Thanh Lan, thì cảng này hiện nay Trung Quốc vẫn dùng để đáp tàu đến đảo Hoàng Sa [riêng Trung Quốc gọi là Tây Sa] vị trí cách cảng Thanh Lan 330 hải lý. Ðọc Thanh Thực Lục, thời đó những người nước ta đi thuyền đến vùng Quảng Ðông, Phúc Kiến thường bị giam giữ về tội xâm nhập bất hợp pháp ; riêng việc 2 người lính của chúa Nguyễn từ đảo Hoàng Sa trôi dạt vào cảng Thanh Lan, Hải Nam thì không gặp rắc rối gì. Lý do có thể hiểu được rằng lúc bấy giờ nhà Thanh không coi Hoàng Sa là lãnh thổ của họ, nên viên quan địa phương mới có thể tự tiện trao trả những người này cho chúa Nguyễn nước ta.
Date
Source
Author Unattributed author of the Nguyễn Lords period.

Licensing

edit
Public domain

This work is in the public domain in its country of origin and other countries and areas where the copyright term is the author's life plus 70 years or fewer.


You must also include a United States public domain tag to indicate why this work is in the public domain in the United States. Note that a few countries have copyright terms longer than 70 years: Mexico has 100 years, Jamaica has 95 years, Colombia has 80 years, and Guatemala and Samoa have 75 years. This image may not be in the public domain in these countries, which moreover do not implement the rule of the shorter term. Honduras has a general copyright term of 75 years, but it does implement the rule of the shorter term. Copyright may extend on works created by French who died for France in World War II (more information), Russians who served in the Eastern Front of World War II (known as the Great Patriotic War in Russia) and posthumously rehabilitated victims of Soviet repressions (more information).

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current09:18, 1 July 2022Thumbnail for version as of 09:18, 1 July 2022500 × 814 (175 KB)Donald Trung (talk | contribs)Uploaded a work by Unattributed author of the Nguyễn Lords period. from * [https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/tu-lieu-xua-lien-quan-111en-hoang-sa-truong-sa Tư liệu xưa liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. - Hồ Bạch Thảo — published 09/09/2009 08:59, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:18.] ([https://www.ecosia.org/images?q=Chau%20Ban%20Trieu%20Nguyen%20Truong%20Sa#id=21D2DB7158D8A82A8E17CFD770D6EE0575CE6F76 Ecosia search] / [https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/tu-lieu-xua-lien-qu...

There are no pages that use this file.

Metadata